omniture

Quỹ Phát Triển Đại Dương Trung Quốc: Trung Quốc hợp tác cùng các quốc gia thành viên ASEAN để bảo vệ sự an toàn trên Biển Đông

China Oceanic Development Foundation
2021-12-02 18:36 6667

BẮC KINH, 02/12/2021 /PRNewswire/ -- Hình ảnh trái đất nhìn từ không gian là một hành tinh xanh, trong đó đại dương bao phủ 71% bề mặt. Khi phóng tầm mắt ra xa, chúng ta sẽ thấy những con tàu vận chuyển suốt ngày đêm và 90% hoạt động giao thương trên thế giới được thực hiện qua đường biển. Tuy nhiên đại dương không chỉ đem lại sự sống mà còn ẩn chứa những nguy hiểm khôn lường. Tai nạn hàng hải thường liên quan đến các tình huống nguy cấp, nhiệm vụ khẩn cấp và điều kiện khí tượng phức tạp, khiến cho một quốc gia đơn lẻ khó có thể triển khai hiệu quả các hoạt động cứu nạn. Thách thức này đã đặt ra nhu cầu cấp thiết cho các quốc gia ven biển cần tăng cường hợp tác tìm kiếm và cứu hộ hàng hải giữa các nước trong khu vực.

Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN có chung đường bờ biển dài ở phía đông và Đông Nam Á. Trước tốc độ phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp vận tải biển trên Biển Đông, giao thông hàng hải ngày càng đông đúc, dẫn đến nhiều sự cố và tai nạn hàng hải khẩn cấp liên tục xảy ra. Biển Đông là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới hiện nay, với khoảng 100.000 lượt tàu qua lại mỗi năm. Việc hợp tác với các nước khác để đảm bảo an toàn hàng hải trên Biển Đông đã trở thành trách nhiệm của Trung Quốc.

Tại Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ sáu giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN nhằm thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" vào hồi tháng 9/2013, Trung Quốc đã đề xuất dự án "Diễn tập chung tìm kiếm và cứu nạn hàng hải Trung Quốc-ASEAN" để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thực tế giữa các nước trong lĩnh vực tìm kiếm và cứu nạn hàng hải. Cuộc diễn tập chung tìm kiếm cứu nạn hàng hải giữa Trung Quốc-ASEAN đã diễn ra tại Quảng Đông vào ngày 27/9/2016. Đến ngày 31/10/2017, Trung Quốc- Asean đã bắt đầu cuộc tập trận chung tìm kiếm cứu nạn hàng hải đầu tiên tại Trạm Giang, Quảng Đông.  Kịch bản diễn tập mô phỏng một tàu chở khách "Magic" của Trung Quốc va chạm với tàu chở hàng "Jupiter" của Campuchia cách đảo Nansan, Trạm Giang khoảng 10 hải lý về phía đông, gây ra một vụ rò rỉ lớn trên tàu Magic và đe dọa tính mạng của các hành khách trên chuyến tàu. Trong tình huống này có 29 người bị rơi xuống nước, 328 người đang chờ được chuyển đi và 8 người bị thương, trong đó có 2 người bị thương nặng cần được chuyển ngay vào bờ bằng trực thăng để được điều trị sớm nhất có thể. Năm mươi bảy đại diện từ 6 quốc gia thành viên ASEAN - bao gồm Thái Lan, Philippines, Campuchia, Myanmar, Lào và Brunei - cùng với 20 con tàu, 2 chiếc trực thăng và hơn 1.000 người từ các cơ quan quản lý hàng hải, cứu hộ, tuần duyên và kiểm ngư của Trung Quốc đã tham gia diễn tập.

Bên cạnh việc hợp tác trong những cuộc diễn tập thảo luận và thực nghiệm, Trung Quốc cùng các nước thành viên ASEAN cũng đã tiến hành hợp tác sâu rộng trong việc tổ chức nhiều chương trình huấn luyện khác nhau. Vào ngày 17/07/2017, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Trung Quốc đã tổ chức Khóa đào tạo điều phối viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải Trung Quốc - ASEAN tại Thượng Hải, với sự tham gia của 23 cán bộ từ 8 nước ASEAN. Khóa học kéo dài trong vòng hai tuần và được các chuyên gia trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn hàng hải và ứng phó sự cố hàng hải giảng dạy theo hướng dẫn từ "Sổ tay hướng dẫn tìm kiếm cứu nạn hàng hải và hàng không quốc tế". Nội dung khóa học chủ yếu bao gồm kiến thức và kỹ năng tìm kiếm cứu nạn, ứng dụng của trang thiết bị chuyên dùng cũng như công ước, quy định quốc tế. Từ ngày 14 - 27/09/2019, "Khóa đào tạo nâng cao về tìm kiếm và cứu nạn hàng hải Trung Quốc - ASEAN" do Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Trung Quốc chủ trì và Đại học Hàng hải Đại Liên đăng cai tổ chức đã diễn ra tại Đại Liên. 29 học viên đến từ 9 quốc gia ASEAN, bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và các trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải liên quan ở Trung Quốc đã tham gia khóa đào tạo.

Ngoài ra, Trung Quốc-ASEAN cũng triển khai đường dây nóng cứu nạn khẩn cấp cho Trung Quốc-Campuchia và Trung Quốc-Lào lần lượt vào năm 2017 và 2018, cho phép các bộ phận tìm kiếm và cứu nạn hàng hải của Trung Quốc thực hiện liên lạc 24 giờ thông qua cuộc gọi thoại, video và tin nhắn tức thời với bộ phận liên quan của Campuchia và Lào, đảm bảo cung cấp thông tin liên lạc cho công tác tìm kiếm cứu nạn hàng hải và ứng phó khẩn cấp.

Có thể thấy kể từ khi Columbus khám phá ra một Thế giới mới, bí ẩn về đại dương đã dần được hé mở, đưa thế giới bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa. Cùng với sự phát triển ngày càng sâu rộng của quá trình toàn cầu hóa, giao thông hàng hải, tìm kiếm cứu nạn hàng hải và hợp tác hàng hải cũng ngày càng được nâng cao. Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ tiếp tục cùng nhau thúc đẩy hợp tác và trao đổi về công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển ở cấp độ cao hơn và sâu hơn trong khuôn khổ cơ chế hợp tác song phương, đa phương và khu vực hiện có.

nguồn: China Oceanic Development Foundation